T3, 20/11/2018 3:02 chiều | Duy An

 Sau khi được chính quyền thông báo cấp đổi Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, ông Nguyễn Hữu Giáp (SN 1964, trú tại huyện Thanh Chương, Nghệ An) bất ngờ vì diện tích đất của mình chỉ còn lại chưa đầy 8ha, so với 20ha ban đầu khi được giao đất lâm nghiệp.

Khu vực tranh chấp đất rừng (vòng tròn đỏ) giữa ông Nguyễn Hữu Giáp và ông Nguyễn Hữu Trang.

Đất rừng bỗng nhiên bị “thâm hụt” ?.

Theo đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Hữu Giáp (SN 1964, trú tại thôn 5, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, Nghệ An): Năm 1998, gia đình ông có đơn xin cấp đất vườn rừng (lâm nghiệp) và được UBND xã Thanh Thủy xét cấp 20 ha tại khu vực bãi Trường, (hay còn khu vực Đá dựng), phần diện tích trên đã có sổ giao đất 02 và trang trại từ năm 1994- 2001.

Năm 2006, UBND xã Thanh Thủy thông báo có chủ trương cấp đổi sổ lâm bạ thành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa đỏ) rừng.

Sau khi cấp đổi, gia đình ông Giáp “tá hỏa” khi phát hiện phần diện tích chỉ còn lại chưa đầy 8ha so với 20ha được cấp lúc ban đầu.
Sau khi cấp đổi, gia đình ông Giáp “tá hỏa” khi phát hiện phần diện tích chỉ còn lại chưa đầy 8ha so với 20ha được cấp lúc ban đầu.

Ông Giáp cho biết: “Sau khi cấp đổi gia đình tôi đã phát hiện phần diện tích chỉ còn lại chưa đầy 8ha so với 20ha được giao lúc ban đầu, phần hình thể được giao, quản lý và sử dụng bị biến dạng. Tôi nghi ngờ chính quyền xã Thanh Thủy đã tự ý xác lập hồ sơ giả mạo và UBND huyện Thanh Chương cấp phần diện tích trên cho hộ ông Nguyễn Hữu Trang (trú tại thôn thị Tứ); hiện ông Trang đang làm Trưởng thôn thị tứ, xã Thanh Thủy.

Sau khi phát hiện ra sự việc đất rừng bỗng nhiên bị xà xẻo, ông Giáp đã làm đơn gửi chính quyền các cấp để phản ánh sự việc nhưng không được giải quyết thấu đáo.

“Sau đó, ông Trang đã đưa gần chục người vào phá rừng và hành hung đánh đập tôi giữa thanh thiên bạch nhật. Vừa bị chiếm đất, phá rừng, bị ông Trang tổ chức đánh người vô cớ, tôi đã làm đơn gửi công an xã và chính quyền xã Thanh Thủy nhưng sự việc vẫn không được giải quyết dứt điểm”, ông Giáp lo lắng cho biết.

Nhưng từ đó đến nay đã gần 2 thập kỷ trôi qua mà chính quyền sở tại vẫn làm ngơ không giải quyết dứt điểm sự việc.

Được cấp đất nhưng không hề sản xuất?

Sau khi được giao đất theo Nghị định 02,, gia đình ông Giáp chăm sóc, thực hiện các nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Sau khi được giao đất theo Nghị định 02,, gia đình ông Giáp chăm sóc, thực hiện các nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật.

Theo tìm hiểu của PV, ông Nguyễn Hữu Trang được UBND huyện Thanh Chương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thửa đất số 120, tờ bản đồ số 2, diện tích 82.080m2 (hơn 8,2ha) vào ngày 26/5/2006 tại khu vực Tròi, xã Thanh Thủy.

Gần 20 năm sau, ông Trang bất ngờ có đơn khởi kiện gửi TAND huyện Thanh Chương cho rằng ông Giáp đã lấn chiếm khoảng 4ha tại thửa 120 và yêu cầu bồi thường 80 triệu đồng. Điều trớ trêu rằng, từ năm 1998 mà đến nay, ông Trang lại không hề có tác động nào lên thửa đất này.

Khẳng định được chính quyền giao đất, giao rừng nhưng hộ ông Nguyễn Hữu Trang nhiều năm liền không hề chăm nom hay sản xuất gì trên thửa đất.
Khẳng định được chính quyền giao đất, giao rừng nhưng hộ ông Nguyễn Hữu Trang nhiều năm liền không hề chăm nom hay sản xuất gì trên thửa đất.

Tuy nhiên, đến đầu năm 2018 ông Nguyễn Trọng Sơn (Phó chánh án TAND huyện Thanh Chương) nhiều lần gọi ông Giáp lên và thông báo phía Nguyên đơn (ông Nguyễn Hữu Trang) xin rút toàn bộ đơn khởi kiện, đồng thời yêu cầu ông Giáp rút đơn với nội dung gợi ý là làm sẵn là xin rút để chuyển hồ sơ sang UBND huyện để làm thủ tục cấp đất.

Ông Giáp khẳng định: “Tôi là bị đơn nên tôi không có đơn để rút, đề nghị các quý tòa xử lý và làm theo quy định của pháp luật”.

Tranh cãi “nảy lửa” về quyền sử dụng đất tại phiên tòa sơ thẩm

Ông Bùi Xuân Hùng - Cán bộ địa chính xã Thanh Thủy tỏ ra lúng túng và bất ngờ về các thửa đất được giao tại thực địa khi trả lời PV.
Ông Bùi Xuân Hùng – Cán bộ địa chính xã Thanh Thủy tỏ ra lúng túng và bất ngờ về các thửa đất được giao tại thực địa khi trả lời PV.

Mới đây, PV báo Dân trí đã có buổi làm việc với ông Phan Duy Trinh – Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy và ông Bùi Xuân Hùng – Cán bộ địa chính xã Thanh Thủy về vấn đề trên.

Khi được hỏi việc tại bản đồ giao đất lâm nghiệp năm 1998 có chữ ký của Chủ tịch xã thời kỳ đó thể hiện đất ông Nguyễn Hữu Trang có số thửa 120, diện tích 4,8ha có địa chỉ tại khu vực Tròi, giáp ranh với hộ ông Võ Đình Cường và hộ ông Võ Đình Sỹ (trú ở xã Thanh Thủy) gồm Các thửa 130 và 131 thì cả 2 vị ngạc nhiên, ông Hùng không giải thích được mà chỉ biết thửa đó hộ khác đang sử dụng.

“Ở huyện này, tất cả các Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất lâm nghiệp đều không có đủ chữ kí của các cơ quan chức năng”, ông Trinh khẳng định.

PV cũng đề cập việc ông Giáp xây dựng nhiều hạng mục công trình như vậy trong một thời gian dài, ông Trang đã bao giờ báo cáo hay có đơn nhờ chình quyền can thiệp, hay có biên bản nào xử phạt ông Giáp thì vị đại diện chính quyền xã Thanh Thủy đều trả lời là không có.

Sổ theo dõi điều trị tâm thần ngoại trú của bà Lê Thị Thìn (vợ ông Nguyễn Hữu Giáp).
Sổ theo dõi điều trị tâm thần ngoại trú của bà Lê Thị Thìn (vợ ông Nguyễn Hữu Giáp).

Trước nhiều cuộc hòa giải bất thành giữa 2 bên, ngày 16/11/2018, TAND tỉnh Nghệ An đã quyết định đưa vụ án tranh chấp đất rừng giữa ông Nguyễn Hữu Trang và Nguyễn Hữu Giáp xét xử.

Tại phiên tòa này, ông Trang khẳng định gia đình mình được chính quyền địa phương cấp 8,2 đất lâm nghiệp, nhưng khi Luật sư Nguyễn Hữu Liêm (là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn Nguyễn Hữu Giáp – PV) đặt câu hỏi ông Trang là lúc khởi kiện ông cho rằng ông Giáp lấn chiếm của ông 4ha, vậy thì còn lại hơn 4ha nằm ở đâu thì ông Trang trả lời ấp úng?

Còn ông Phan Duy Trinh – Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy (đại diện chính quyền xã tham dự phiên tòa) cho rằng: “Vị trí đất đó thuộc khu vực Tròi và khẳng định các thủ tục giao đất cho người dân chính quyền sở tại làm đúng theo các quy định của pháp luật”.

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Liêm khẳng định, vị đại diện chính quyền xã Thanh Thủy nói như vậy là không chính xác, bởi Tròi là Tròi, Đá Dựng là Đá Dựng và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chưa đúng theo quy định.

“Bởi lẽ, khi kiểm tra hồ sơ lưu thì tại mục kết quả thẩm tra của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thì cán bộ thẩm tra và Giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Trưởng phòng Tài Nguyên & Môi Trường cũng không có chữ ký”, Luật sư Liêm nhận định.

Bên cạnh đó, trong hồ sơ cấp đất cho ông Giáp và ông Trang thì chữ kỹ giáp ranh là của bà Thìn (vợ ông Giáp) là không đúng theo quy định, bởi lẽ bà Thìn là đối tượng điều trị tâm thần ngoại trú từ năm 1990, bị hạn chế về năng lực và hành vi dân sự, nay bệnh tình vẫn vậy và tiếp tục được theo dõi, điều trị. Luật sư cho rằng cần giám định chữ ký của bà Thìn vợ ông giáp

Sau giờ giải lao tại phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa bất ngờ thông báo tạm dừng xét xử và hẹn ngày 21/11/2018 tiếp tục phiên tòa với lý do 2 bên cần thời gian để hòa giải.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Theo: Phạm Tĩnh – Duy Tú (Dân trí)

Bài viết cùng chuyên mục