T5, 29/04/2021 5:06 chiều | Duy An

Đình Hậu thuộc xã Bắc Thành, huyện Yên Thành là một trong những ngôi đình tiêu biểu tồn tại lâu đời trên quê hương xứ Nghệ. Đình Hậu là trung tâm sinh hoạt văn hoá làng xã, nơi thờ phụng Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, Cao Sơn – Cao Các và Bản cảnh Thành Hoàng Thung Lĩnh Triệu Cơ Nguyễn Tướng Công – người có công khai hoang lập làng, đánh giặc giữ nước được nhân dân làng Hậu tôn làm Thành Hoàng và được các triều vua thời phong kiến sắc phong.

Đình Hậu thuộc xã Bắc Thành, huyện Yên Thành.Đình Hậu hướng Nam, phía trước là đường làng và đồng ruộng, hai phía Đông và Tây là khu dân cư, phía Bắc là núi Cồn Thung, phong quan rộng rãi, khoáng đạt.
Đình Hậu thuộc xã Bắc Thành, huyện Yên Thành. Đình hướng Nam, phía trước là đường làng và đồng ruộng, hai phía Đông và Tây là khu dân cư, phía Bắc là núi Cồn Thung, phong quan rộng rãi, khoáng đạt. Từ ngoài nhìn vào, cổng đình gồm hai cột nanh nằm sát mặt đường liên thôn. Cột nanh hình chữ nhật, gồm 3 phần: chân cột, thân cột và đỉnh cột. Trên đỉnh mỗi cột được đắp hai con nghê quay đầu vào nhau. Toàn thân nghê đắp nổi những khối tròn, nên con nghê trông rất mập mạp, khỏe mạnh và sinh động. Nghê được đắp trong tứ thế ngồi, đuôi uốn cong, mắt lồi, mở to, miệng há rộng để lộ hàm răng nhọn với dáng vẻ dữ tợn. Hệ thống tường bao xây quanh đình được làm bằng gạch vôi vữa. Trên tường bao có đắp nổi tượng voi.
Đình Hậu được làm theo kiến trúc kiểu chữ “khẩu”, gồm có Bái Đường, Tả Vu, Hữu Vu và Hậu Cung, trong đó Bái Đường và Hậu Cung song song với nhau, Tả Vu và Hữu Vu song song với nhau, ở giữa là một sân lộ thiên.
Đình Hậu được làm theo kiến trúc kiểu chữ “khẩu”, gồm có Bái Đường, Tả Vu, Hữu Vu và Hậu Cung, trong đó Bái Đường và Hậu Cung song song với nhau, Tả Vu và Hữu Vu song song với nhau, ở giữa là một sân lộ thiên.
Toà Bái đường là công trình kiến trúc chính có niên đại xây dựng sớm nhất trong toàn bộ kiến trúc đình Hậu. Ở gian giữa nhà Bái đường, có một bức hoành phi ghi 4 chữ Hán “Thuần phong hậu tục” và được trang trí một bức cửa võng mang giá trị cao về nghệ thuật thêu chỉ. Toà Bái đường được bài trí đơn giản, gọn nhẹ, chỉ đặt một hương án, rất phù hợp với chức năng xã hội của đình, đó là nơi sinh hoạt văn hóa của làng, nhân dân.
Hệ thống cột của nhà Bái đường được đặt trên các tảng đá, các tảng đá này khác với nhiều ngôi đình khác, đó là xung quanh chân cột gỗ được khoét rãnh tròn, mặt kê chân cột cao hơn rãnh độ 1cm. Mục đích của khoét rãnh là để đổ nước vào rãnh, tránh các loại côn trùng như: mối, kiến…bò lên cột gỗ.
Hệ thống cột của nhà Bái đường được đặt trên các tảng đá, các tảng đá này khác với nhiều ngôi đình khác, đó là xung quanh chân cột gỗ được khoét rãnh tròn, mặt kê chân cột cao hơn rãnh độ 1cm. Mục đích của khoét rãnh là để đổ nước vào rãnh, tránh các loại côn trùng như: mối, kiến…bò lên cột gỗ.
Kết cấu nhà Bái đường chủ yếu được làm bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương và đặc biệt là không xây tường hai bên mà để trống, tạo sự thông thoáng, rộng rãi. Bái đường gồm 5 gian, 6 vì.
Nghệ thuật trang trí của đinh Hậu là các đề tài truyền thống được thể hiện vừa mang tính chất cung đình vừa mang đậm nét dân gian như cảnh vinh quy bái tổ; đánh cờ; cầm kỳ, thi, họa; long, ly, quy, phượng…Đây là những tác phẩm điêu khắc mang giá trị thẩm mỹ cao.
Nghệ thuật trang trí của đinh Hậu là các đề tài truyền thống được thể hiện vừa mang tính chất cung đình vừa mang đậm nét dân gian như cảnh vinh quy bái tổ; đánh cờ; cầm kỳ, thi, họa; long, ly, quy, phượng…Đây là những tác phẩm điêu khắc mang giá trị thẩm mỹ cao.
Khoảng giữa Bái đường và nhà Hậu cung có một sân gạch. Trên nền sân gạch phía bên phải hiện có một chiếc khánh cổ bằng đá. Chiếc Khánh này thường được dùng chày gõ vào khi làm nghi thức lễ trọng đại tại đình Hậu. Âm thanh của Khánh đá cổ trầm vang lạ thường.
Khoảng giữa Bái đường và nhà Hậu cung có một sân gạch. Trên nền sân gạch phía bên phải hiện có một chiếc khánh cổ bằng đá. Chiếc Khánh này thường được dùng chày gõ vào khi làm nghi thức lễ trọng đại tại đình Hậu. Âm thanh của Khánh đá cổ trầm vang lạ thường.
Nhà Hậu cung phía trước có cửa gỗ, mái lợp ngói âm dương. Hậu cung gồm 3 gian 2 hồi, khung nhà bằng gỗ với 4 hàng cột ngang, 4 hàng cột dọc.
Nhà Hậu cung phía trước có cửa gỗ, mái lợp ngói âm dương. Hậu cung gồm 3 gian 2 hồi, khung nhà bằng gỗ với 4 hàng cột ngang, 4 hàng cột dọc.
Nhà Hậu cung là nơi thờ các vị Thần, Thành Hoàng làng, vì thế việc bài trí ở đây khác hẳn với tòa Bái đường. Gian chính giữa đặt một bệ thờ được thiết kế đơn giản, làm bằng gỗ. Trên bệ thờ đặt long ngai và các đồ tề khí như bát hương, mâm chè, ống hương, ống hoa... Trên long ngai đặt bài vị của các vị thần như: “Tam tòa Đại Vương thượng đẳng thần”; “Bản xứ Thành Hoàng thung lĩnh triệu cơ Nguyễn tướng công Dực bảo trung hưng... tôn thần”; “Cao Sơn - Cao Các, Thung lĩnh liệt hùng tuyên diện gia tặng hữu lĩnh đôn tịnh hùng tuấn tái ban trác vị Thượng đẳng thần Đại Vương”.
Nhà Hậu cung là nơi thờ các vị Thần, Thành Hoàng làng, vì thế việc bài trí ở đây khác hẳn với tòa Bái đường. Gian chính giữa đặt một bệ thờ được thiết kế đơn giản, làm bằng gỗ. Trên bệ thờ đặt long ngai và các đồ tề khí như bát hương, mâm chè, ống hương, ống hoa… Trên long ngai đặt bài vị của các vị thần như: “Tam tòa Đại Vương thượng đẳng thần”; “Bản xứ Thành Hoàng thung lĩnh triệu cơ Nguyễn tướng công Dực bảo trung hưng… tôn thần”; “Cao Sơn – Cao Các, Thung lĩnh liệt hùng tuyên diện gia tặng hữu lĩnh đôn tịnh hùng tuấn tái ban trác vị Thượng đẳng thần Đại Vương”.
Các bậc cao niên trong làng cho biết ngôi đình có tuổi thọ trên 300 năm, dù không biết chính xác được dựng vào năm nào. Trước kia, xã Bắc Thành được chia thành 3 làng, gồm làng Thượng, làng Thái và làng Hậu. Mỗi làng đều xây một đình để làm nơi sinh hoạt văn hóa của làng xã và thờ phụng Thành hoàng, tên các đình được gọi theo tên làng. Lịch sử xây dựng ngôi đình là một câu chuyện đặc biệt khiến hậu thế không khỏi bất ngờ.
Các bậc cao niên trong làng cho biết ngôi đình có tuổi thọ trên 300 năm. Trước kia, xã Bắc Thành được chia thành 3 làng, gồm làng Thượng, làng Thái và làng Hậu. Mỗi làng đều xây một đình để làm nơi sinh hoạt văn hóa của làng xã và thờ phụng Thành hoàng, tên các đình được gọi theo tên làng. Lịch sử xây dựng ngôi đình là một câu chuyện đặc biệt khiến hậu thế không khỏi bất ngờ.
Điều đặc biệt, ngôi đình được người dân làng Hậu lặng lẽ dựng đình trong đêm tối và hoàn thành vào sáng sớm ngày hôm sau để tránh xung đột với làng bên. Đình Hậu đã được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia vào tháng 12 năm 2002.

Tác giả: Ngọc Phương

Nguồn tin: Truyền Hình Nghệ An

Bài viết cùng chuyên mục