T3, 29/11/2022 3:45 chiều | Duy An
Nhằm góp phần thực hiện thành công Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm ổn định gắn với đẩy mạnh xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện Tương Dương giai đoạn 2021- 2025” theo Quyết định số 104/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân huyện. Những năm gần đây Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp-Giáo dục Thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện đã có những đổi mới trong công tác đào tạo nghề.

Để công tác giáo dục, đào tạo nghề đạt hiệu quả, Trung tâm GDNN-GDTX huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tổ chức điều tra khảo sát, xác định các nghề đào tạo, thực hiện tư vấn học nghề; liên kết với các trường mở các lớp dạy nghề phù hợp với khả năng của người học. Cùng với đó, trung tâm cũng tập trung huy động các nguồn lực đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất; thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy; đa dạng hóa các loại hình đào tạo….

Anh-tin-bai

 Lớp học may công nghiệp là một trong những lớp có đông học viên tham gia

Chỉ tính riêng từ đầu năm 2022 đến nay, trung tâm mở được 8 lớp nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp với tổng số 244 học viên. Trong đó có 2 lớp nghề nông nghiệp, 6 lớp nghề phi nông nghiệp ( có 3 lớp học tập trung tại trung tâm và 5 lớp đặt tại các xã)

Các lớp học nghề sơ cấp đều dựa trên nguyện vọng của người học và điều kiện sản xuất mỗi địa phương, như: điện nông thôn, nuôi vịt bầu, nuôi cá lồng, trồng rau an toàn, dệt thổ cẩm… Đến nay, có 6/8 lớp học đều đã kết thúc và mang lại hiệu quả thiết thực, 100% học viên biết áp dụng kiến thức mới vào sản xuất. Nhiều hộ gia đình biết kết hợp sản xuất chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Anh-tin-bai

Sản phẩm của các học viên lớp may tre đan

Hiện nay, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Tương Dương đang tiếp tục có nhiều đổi mới, chuyển hướng từ đào tạo theo năng lực sẵn có của các cơ sở đào tạo sang hướng gắn với nguyện vọng của người học. Công tác đào tạo nghề cũng gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của doanh nghiệp, hướng đến việc giải quyết và duy trì việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động sau học nghề. Trung tâm luôn chú trọng tới khâu dạy nghề, đào tạo nghề nhằm xóa đói, giảm nghèo cho bà con nông dân. Nhờ cách làm mới, chú trọng liên kết giữa nhiều đơn vị và cá nhân mà hoạt động dạy nghề đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong thời gian qua. Đơn cử, lớp Kỹ thuật gò hàn và lớp may công nghiệp, có 70 học viêntham gia, chủ yếu là học sinh đang học chương trình THPT tại trung tâm. Các em học song song, vừa học cấp 3 vừa học nghề. Sau khi tốt nghiệp cấp 3 và tốt nghiệp trung cấp nghề các em có tay nghề vững vàng để xuất khẩu lao động hoặc vào làm tại các công ty uy tín; lớp Kỹ thuật chăn nuôi vịt bầu tại bản Na Hang- Mai sơn, Bản Phồng- Tam Hợp giúp bà con nắm vững kĩ thuật chăm sóc và chủ động mở rộng chăn nuôi chuyên nghiệp, không nuôi kiểu truyền thống nhỏ lẻ, manh mún…

Anh-tin-bai

Trao Chứng chỉ cho các học viên hoàn thành chương trình học 

Theo đó, Thông báo Số 336-TB/HU ngày 15/ 3/2022, ý kiến kết luận của đồng chí Bí thư Huyện ủy tại buổi làm việc với Chi bộ Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp – Giáo dục Thường xuyên huyện: Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm ổn định gắn với đẩy mạnh xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện Tương Dương giai đoạn 2021-2025, gắn trách nhiệm của Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên trong thực hiện Đề án, góp phần giúp huyện thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Trên tinh thần đó, phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới Trung tâm GDNN-GDTX huyện sẽ tiếp tục đổi mớii cách thức, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo nghề, giải quyết vệc làm cho người dân, đặc biệt là thanh niên vùng dân tộc thiểu số, huyện Tương Dương đã đặt ra mục tiêu cụ thể trong công tác đào tạo nghề như: Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm; Từng bước hình thành đội ngũ nhân lực có kỹ năng nghề đủ về số lượng, có chất lượng và xuất khẩu lao động phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu thị trường sử dụng lao động trong và ngoài nước; phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao; nâng cao chất lượng nguồn lao động, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giải quyết việc làm, ưu tiên giải quyết việc làm tại chỗ, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động nhất là thị trường truyền thống có thu nhập cao góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao cuộc sống cho người lao động và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện”

Theo đánh giá của các xã có lớp nghề nông thôn, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với việc làm đã tạo điều kiện để người dân tiếp cận với các cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần giúp chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết tốt việc làm cho người dân nông thôn.

Tác giả: Nguyễn Phương – Nguồn: http://tuongduong.nghean.gov.vn/

Bài viết cùng chuyên mục