T3, 21/08/2018 9:59 sáng | Vi Văn Tới

Triều Tiên đứng trước nguy cơ hứng chịu một trận bão nguy hiểm với đường đi hướng thẳng đến một cơ sở hạt nhân của nước này, với sóng to và gió lớn.

Con-bao-nguy-hiem-sap-tan-pha-co-so-hat-nhan-Trieu-Tien-bao-1-1534813039-width620height422

Punggye-ri (khoanh đỏ) là cơ sở hạt nhân chính của Triều Tiên.

Theo Daily Star, cơn bão Soulik dự kiến sẽ đổ bộ vào bán đảo Triều Tiên vào ngày 22.8 sau khi di chuyển qua khu vực Tây Thái Bình Dương. Cơn bão hình thành ngoài khơi đảo Guam từ hồi tuần trước.

Bão Soulik được dự báo gia tăng sức mạnh khi nó vượt qua khu vực đảo Kyushu của Nhật Bản vào ngày 21.8 và hướng lên phía bắc.

Cư dân trên đảo Kyushu được yêu cầu tích trữ lương thực, nước uống và cần sẵn sàng cho các tình huống sơ tán để tránh cơn bão mạnh lên thành cấp 3, theo cách phân loại bão của Mỹ.

Hàn Quốc và Triều Tiên dự kiến sẽ là nơi hứng chịu trận bão lớn này trong hai ngày 22-23.8 và có thể gây thiệt hại trên diện rộng.

Nếu bão Soulik tiếp tục đi theo hướng được dự báo, nó sẽ là cơn bão đầu tiên đổ bộ trực tiếp vào Triều Tiên và Hàn Quốc sau cơn bão Sanba vào năm 2012.

“Soulik nhiều khả năng sẽ ảnh hướng đến Nhật Bản cho đến sáng ngày 22.8”, theo nhà dự báo thời tiết Adam Douty.

“Có nguy cơ Soulik sẽ trở thành cơn bão nguy hiểm tương đương Cấp 3 như các cơn bão hình thành ở Đại Tây Dương và đông Thái Bình Dương”.

con bao “nguy hiem” sap tan pha co so hat nhan trieu tien? hinh anh 2

Dự đoán hướng di chuyển của cơn bão mới nhất.

Sức gió mạnh nhất có thể lên tới 200 km/giờ, gây ra sóng to với mưa lớn, đe dọa tàn phá một khu vực rộng lớn. Với cơ sở hạ tầng và kinh tế nghèo nàn như ở Triều Tiên, bão Soulik có thể gây thiệt hại lớn nhất.

Theo dự báo, cơ sở hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên nằm trên đường đi của bão. Triều Tiên không cho thanh sát viên quốc tế vào cơ sở hạt nhân nên hiện không rõ khả năng chống chịu của các cơ sở này như thế nào.

Punggye-ri là nơi Triều Tiên 6 lần thử hạt nhân, bao gồm một lần thử bom nhiệt hạch cỡ nhỏ.

Mưa lớn dọc theo bán đảo Triều Tiên có thể gây ra gập lụt cục bộ và lở đất ở các địa hình đồi núi, theo Daily Star.

Lần gây đây nhất Triều Tiên đối mặt với khủng hoảng nhân đạo là khi phải hứng chịu cơn bão Lionrock vào năm 2016, khiến 130 người thiệt mạng và 100.000 người phải sơ tán.

Lũ lụt và gió lớn khi đó đã phá hủy 11.6000 căn nhà, 60 cây cầu và là thảm họa tồi tệ nhất trong 70 năm qua ở Triều Tiên.

Theo: Dân Việt

Bài viết cùng chuyên mục