T7, 25/02/2023 12:29 chiều | Duy An

Sài Gòn luôn được biết đến là một thành phố với nhịp sống vội vã, tấp nập và đông đúc cả ngày lẫn đêm. Nhưng đâu đó trên mảnh đất Sài Thành này tồn tại một ngôi chùa gần 70 năm tuổi mang dấu ấn lịch sử và cũng là chốn an yên để mọi người tìm về sau những bon chen, vất vả của đô thị phồn hoa.

Dấu ấn thời gian

Chùa Phật Bửu được thành lập vào năm 1954 tại địa chỉ số 109D/56, Đường Bến Vân Đồn (đường cũ) nay là đường Hoàng Diệu, Phường 8, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh. Năm 1997, chùa đã nhận được giấy phép xây dựng số 5740/GPXD, để tiến hành xây dựng lại ngôi chùa.

Ảnh chùa Phật Bửu trước (1997) và sau khi trùng tu (2022)

Chùa Phật Bửu được thành lập vào năm 1954 do cố Hòa thượng Pháp hạ triều – Thành viên HĐCM GHPGVN, viện chủ Chùa Phật Bửu Quân 4, Tăng trưởng Thiền Tịnh đạo tràng sáng lập. Năm 1988, cố Hòa Thượng viên tịch.

Năm 1997, Ni sư Thích nữ Thanh Thiện Thiện (TD: Nguyễn Thị Xuân Loan) được Thành hội bổ nhiệm trụ trì theo Quyết định số 1419/QĐ-THPG của Ban Trị Sự Thành Hội Phật Giáo TP.Hồ Chí Minh, người ký là Hòa Thượng Thích Thiện Hào. Thời gian trước năm 1997 chùa chưa có sư Trụ Trì, việc nhang khói, tụng kinh, sinh hoạt tôn giáo tại chùa Phật Bửu không được thường xuyên. Lúc đó chùa Phật Bửu đã xuống cấp trầm trọng.

Giấy xác nhận của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo TP. HCM xin xây dựng lại chùa

Mái nhà chùa được làm bằng ngói cũ và các tấm proximang đã xuống cấp, các viên ngói và tấm lợp trên mái bị tách rời, gãy, thủng, có nhiều vết nứt. Trời mưa, gây ra tình trạng dột nước và nguy hiểm đối với công trình xây dựng, tượng Phật cũng “phải đội nón lá che mưa”; Các bức tường nhà chùa bị bong tróc, có nhiều vết nứt và thủng, gây ảnh hưởng đến mỹ quan của chùa mà còn gây nguy hiểm cho sự an toàn và tuổi thọ của ngôi chùa. Nếu không được sửa chữa kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nền chùa mục vỡ, ngập nước, tượng Phật xiêu đổ không đảm bảo điều kiện cho an toàn cho sinh hoạt tôn giáo.

Đặc biệt theo đồ án quy hoạch xây dựng đô thị khu dân cư phường 2-10, quận 4, Tp. Hồ Chí Minh được phê duyệt ngày 21/02/2013 vị trí chùa thuộc một phần lộ giới giao thông (phải cắt đi một phần diện tích đất của chùa để mở rộng đường Hoàng Diệu theo quy hoạch).

Thời gian Ni sư Thích nữ Thanh Thiện làm trụ trì chùa Phật Bửu bên trong rất sơ sài: Tượng Phật không nhiều, Kinh sách cũng không có; không có có bếp nấu và chỗ nghỉ của chư ni. Khu sinh hoạt thiếu điện, thiếu nước điều kiện sống và làm việc rất khó khăn. Sau nhiều thời gian Chùa Phật Bửu không có người chăm lo và điều kiện sửa chữa và chỉ chờ ngày xiêu đổ.

Tay trắng dựng chùa

Ni sư Trụ trì Thích nữ Thanh Thiện

Theo Ông Lê Sỹ Khánh và các Phật tử Thuận Thành, chùa Phật Bửu trước đây nằm sâu, thấp trong ngõ nhỏ vắng ít được người biết đến và quan tâm, do đường Hoàng Diệu chưa mở rộng. Ngày được bổ nhiệm làm trụ trì, Ni sư Trụ trì Thích nữ Thanh Thiện cùng các chư ni đối mặt với hoàn cảnh “không có cái chén ăn cơm, không có nơi ngồi thiền, gõ mõ, tụng kinh”.

Để hoàn thành trách nhiệm được Giáo hội Phật giáo Việt Nam giao phó điều hành sự sinh hoạt tín ngưỡng tại cơ sở và hướng dẫn Chư ni, Phật tử thực hiện đúng đắn chủ trương, đường lối của Giáo hội và chính sách của chính quyền, mặt trận tại địa phương Ni sư Trụ trì Thích nữ Thanh Thiện cùng các chư ni quyết định dọn dẹp, và hoàn thiện các hồ sơ giấy tờ của chùa (Công nhận QSDĐ cho chùa Phật Bửu, Thiết kế xây dựng công trình, Xin phép xây dựng công trình….) và tìm cách xây dựng, tu sửa từ từ.

Sau khi có giấy phép, chùa tiến hành khởi công và xây dựng chùa trong thời giai từ năm 1997 đến năm 2000. Công trình được hoàn thành gồm các hạng mục nhà trệt, gác lửng, và một lầu, kết cấu BTCT, mái ngói; tổng diện tích xây dựng là gần 600 m2 và đưa vào sử dụng đến ngày nay. Để có kinh phí xây dựng ngôi Tam Bảo, Ni sư Trụ trì Thích nữ Thanh Thiện cùng các chư ni và phật tử thuận thành ngày ngày buôn bán đồ chay, làm hương để bán, bán Kinh sách ở phòng phát hành, đi vay mượn khắp nơi để mua vật tư và trả chi phí cho thợ xây dựng và lo các giấy tờ theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý công trình.

Suốt mấy chục năm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, người dân sinh sống quanh khu Hoàng Diệu đã quen thuộc với hình ảnh các chư ni làm hương để bán, bán Kinh sách ở phòng phát hành.

Tất cả kinh phí từ việc buôn bán, các ni sư đều dồn vào việc tu sửa lại chùa Phật Bửu, làm công tác an sinh xã hội, phục vụ sinh hoạt của Chư ni. Qua thời gian, chùa Phật Bửu trở nên sạch sẽ, chắc chắn và là điểm sinh hoạt tôn giáo của người dân địa phương.

Chốn linh thiêng giữa lòng Sài Gòn

Khi đến với Sài Gòn, không ít du khách đã được nghe tới bài thơ được rất nhiều người dân truyền tai nhau:

“Chùa Phật Bửu, nơi tràn đầy niềm yên tĩnh
Lòng ta nằm trong bình yên, hạnh phúc
Tìm kiếm sự giác ngộ trong đạo Phật
Và tránh xa tội lỗi, tìm sự giải thoát.

Đến đây, ta tìm sự yên bình và thư giãn
Cầu nguyện cho tương lai tốt đẹp và tươi sáng
Và tìm kiếm giá trị sâu sắc trong đạo Phật
Lòng ta tìm được niềm an nghỉ, trong chốn linh thiêng.

Chùa Phật Bửu, nơi cảm giác yên bình tràn đầy
Trong lòng Sài Gòn, nơi nắm giữ niềm tin
Chốn linh thiêng, đầy niềm tin và sức mạnh
Chùa Phật Bửu, nơi lòng ta tìm được niềm an bình”.

Chùa Phật Bửu có diện tích gần 600m2, mang nét kiến trúc độc đáo được chạm khắc ấn tượng, tỉ mỉ, đậm nét Á Đông. Thiết kế của chùa Phật Bửu đầy ý nghĩa với mục đích tạo ra một không gian yên bình, là nơi tu học của đông đảo chư ni, phật tử, cũng là địa chỉ du lịch tâm linh lý tưởng cho du khách.

Phong cách kiến trúc của chùa Phật Bửu

Hình ảnh chánh điện chùa Phật Bửu

Chùa Phật Bửu là một công trình kiến trúc đặc sắc với một sự kết hợp hoàn hảo giữa nét cổ điển và hiện đại. Được xây dựng trong lòng thành phố với một kiến trúc tân cổ, với chiều cao khoảng 15 mét. Nhà chùa tương đương với một tòa nhà 3 tầng, bao gồm tầng trệt, tầng lửng và 1 tầng lầu. Kết cấu của chùa được xây dựng từ bê tông cốt thép, với mái ngói uốn cong theo lối cổ. Tầng trệt của chùa có diện tích 217,58 m2, tầng lửng 158,3 m2 và tầng lầu 217,58 m2. Chất liệu được sử dụng để xây dựng chùa là bê tông cốt thép, tạo nên một cấu trúc chắc chắn và bền bỉ. Tượng phật trong chùa đều được chạm khắc tinh xảo, tạo nên một vẻ đẹp thanh tịnh và cao quý. Không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật, những tượng phật này còn mang giá trị tâm linh cao, đem lại cảm giác an lạc và sự thanh thản cho những người tìm đến chùa. Chùa Phật Bửu có thể coi là một tác phẩm kiến trúc tuyệt đẹp, thể hiện được sự trang nghiêm và linh thiêng trong cách thiết kế và bố cục.

Hình ảnh bên trong Chùa

Bên trong chùa, tất cả mầu sơn đều được hoàn thiện với màu vàng chanh, tạo nên một không gian thoáng đãng và tràn đầy ánh sáng. Từ lối vào chùa, cảm nhận được không gian rộng rãi và tràn ngập bằng ánh sáng từ các cửa sổ. Sự trang nghiêm và linh thiêng của chùa tạo nên một không gian tràn đầy niềm tin và sự yên bình cho phật tử và du khách khi đến lễ phật.

Nhờ kết hợp tinh hoa giữa kiến trúc cổ truyền Việt Nam cùng với những yếu tố kiến trúc phương Tây mà chùa Phật Bửu đã trở thành một điểm đến tâm linh và một ngôi nhà phật pháp. Nếu có dịp hành hương tại các ngôi chùa lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, hãy nhớ khám phá chùa Phật Bửu – điểm đến tâm linh vào dịp đầu năm mới.

Một số hình ảnh về sinh hoạt tôn giáo ở Chùa Phật Bửu năm 2022 – 2023

Lễ tụng kinh hàng ngày tại chính điện

Chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Lễ Phật tại chính điện

Lễ Vu lan báo hiếu

Học tập và làm theo gương Bác Hồ

Thường xuyên tổ chức hoạt động phát cơm chay từ thiện

Lê Sỹ Khánh (Theo Chùa Phật Bửu)

Bài viết cùng chuyên mục